Bộ xử lý dán nhãn lại

Vào khoảng thế kỷ 19, một vấn đề đã khởi sinh: một số người bán không đạo đức bắt đầu dán nhãn lại những con chip tốc độ thấp và bán chúng như thể chúng là những phiên bản chạy nhanh hơn.

Thường thì giá giữa 2 loại chênh lệch đến hàng trăm đô la, nên bằng cách thay đổi vài con số trên con chip, các lợi nhuận tiềm năng là rất lớn. Bởi vì phần lớn bộ xử lý Intel và AMD được sản xuất với mức an toàn cao nghĩa là chúng cụ thể có thể chạy vượt tốc độ được đánh giá, do đó những con chip dán nhãn lại cũng dường như hoạt động tốt với với phần lớn các trường hợp. Và chỉ có một số ít hoạt động không tốt dẫn đến hệ thống bị hư hay treo định kỳ.

Thủ thuật ngày càng tinh vi

Ban đầu, những con chip dán nhãn này chỉ là trường hợp lấy những số cũ và đóng lại những con số mới. Dẫu vậy, những con số này dễ dàng bị phát hiện. Những nhà sản xuất lại đành phải dùng những kỹ thuật giả mạo tinh vi, thực hiện những nhãn mác làm lại khó phát hiện. Loại làm lại nhãn này là một dạng của tội phạm có tổ chức, không chỉ là một số trò đùa với giấy nhám và tẩy tem.

Intel và AMD có biện pháp ngăn chặn một số trường hợp dán nhãn lại bằng cách khóa hệ số nhân trên phần lớn con chip của họ từ cuối những năm 90, ngoại trừ các kiểu được thiết kế cho thị trường đặc biệt. Điều này thường thực hiện ở quy trình sản xuất nơi những con chip được biến đổi một cách cố ý nên chúng không thể chạy ở tốc độ cao hơn tốc độ hiện có. Thường điều này liên quan đến sự thay đổi tần số bus (BF- Bus Frequency) hay các dấu vết trên con chip, điều khiển hệ số nhân của con chip. Lúc đó nhiều người sợ rằng việc khóa hệ số nhân sẽ đặt dấu chấm hết cho những người thích “vượt xung” nhưng điều đó không xảy ra. Một sô người mạnh dạn tìm những cách đẩy tốc độ bus trên bo mạch chủ cao hơn bình thưởng, mặc dầu bộ xử lý không cho phép hệ số nhân cao hơn, nó vẫn có thể chạy ở tốc độ cao hơn thiết kế bởi đạt tới tốc độ bus bộ xử lý.

Hiện trạng ngày nay

Các bộ xử lý socket ngày nay thì phần nhiều miễn trừ với việc làm nhãn lại, nhưng điều đó vẫn có thể xảy ra, đặc biệt bởi vì bảng chứng được dấu dưới thiết bị giải nhiệt (heatsink). Để bảo vệ chính mình từ việc mua chip giả mạo, bạn hãy xác định các số đặc điểm kỹ thuật và số serial với Intel và AMD trước khi mua. Cũng cảnh giác nơi bạn mua phần cứng. Các trang bán đấu giá trực tuyến và các khu vực thị trường trưng bày/chợ trời máy tính có thể là một địa điểm của loại hoạt động này. Cuối cùng, tôi đề nghị chỉ mua các phiên bản “được đóng hộp” hay đóng gói bán lẻ bộ xử lý Intel và AMD, hơn là các phiên bản OEM thô. Các phiên bản được đóng hộp được bọc chặt và có bộ tản nhiệt chất lượng cao, tài liệu, bảo hành 3 năm với nhà sản xuất.

Recent Posts

Cách chọn tai nghe thể thao – Bạn có biết chưa?

Thể dục thể thao luôn được khuyến khích vì những lợi ích chúng mang lại. Tuy nhiên, không phải ai…

2 years ago

Sử dụng tai nghe chạy không đúng cách gây ra nhiều tác hại

Chắc chắn rằng có rất nhiều người thích sử dụng điện thoại di động của họ để nghe nhạc khi…

2 years ago

Tai nghe truyền âm thanh qua xương của Shokz có những đặc điểm nổi bật nào?

Bạn đã được trải nghiệm một thiết bị tai nghe truyền âm thanh qua xương bao giờ chưa? Trong bài…

2 years ago

Lợi ích nổi bật của tai nghe truyền âm thanh qua xương

Với những ưu điểm nổi bật như mang đến cảm giác thoải mái, chất lượng âm thanh chân thực, tích…

2 years ago

Tai nghe truyền âm thanh qua xương có ưu điểm gì?

So với tai nghe thông thường thì tai nghe dẫn truyền âm qua xương có nguyên lý hoạt động rất…

2 years ago

Có nên lựa chọn tai nghe truyền âm thanh qua xương không?

Tai nghe truyền âm thanh qua xương là một công nghệ còn tương đối mới nhưng đã nhận được nhiều…

2 years ago