Đây là phần cuối trong nội dung “Làm sao để cải thiện kết nối mạng không dây Wifi”. Các bạn tham khảo những cách khác nhau để đưa ra những lựa chọn phù hợp cho hệ thống Wifi của mình.
Bạn có thể tiến hành kiểm tra sơ lược hoặc kĩ càng tùy ý, tuy nhiên rõ ràng sau khi thực hiện bất cứ thay đổi nào, bạn sẽ muốn kiểm tra xem hiệu năng có khác biệt gì hay không. Hãy chú ý rằng khi thử nghiệm, bạn nên tạo ra một môi trường giống với thực tế ví dụ như bật lò vi sóng, nhờ ai đó nói chuyện điện thoại di động… trong khu vực phủ sóng WiFi.
Sau đây là một vài phương thức thử nghiệm thông dụng:
Đây là cách rẻ tiền và nhanh chóng nhất. Tất cả những gì bạn cần làm chỉ là bật thiết bị lên, xem xem nó có hoạt động không và hiệu năng có vừa ý bạn hay không. Nếu có, bạn chẳng cần làm gì thêm cả.
Mỗi thiết bị WiFi đều được cài đặt kèm một tiện ích phần mềm theo dõi độ mạnh của tín hiệu và luồng dữ liệu. Thường thì chúng là một thanh ngang với các màu xanh, vàng, đỏ. Khi mức trạng thái ở màu xanh chứng tỏ thiết bị đang nhận được luồng tín hiệu rất mạnh và băng thông tốt, khi bạn di chuyển xa khỏi Router hay AccessPoint, tín hiệu sẽ dần giảm xuống và chỉ còn mức vàng. Khi tín hiệu mạng yếu đi, băng thông sẽ tự động giảm xuống nhưng kết nối vẫn được duy trì. Khi mức trạng thái chỉ còn ở vạch đỏ, bạn sẽ bắt đầu gặp trục trặc như rớt mạng, tín hiệu không ổn định, dữ liệu truyền chập chờn.
Bạn có thể nhận rõ hiệu quả mạng WiFi của mình theo cách này thông qua việc đi loanh quanh trong khu vực phát sóng vớị một thiết bị WiFi di động trong tay như điện thoại, PocketPC hay laptop.
Hai Router hoặc AccessPoint có cùng kênh tần khi đặt càng gần nhau sẽ càng dễ bị nhiễu. Bạn hãy sử dụng một món đồ chơi WiFi di động và thiết lập kết nối với một trong hai thiết bị phát rồi di chuyển trong khoảng 2m tính từ anten. Kích hoạt chế độ dò để tìm các luồng tín hiệu mạng. Nếu bạn nhìn thấy thiết bị khác xuất hiện chung kênh tần, bạn hãy thực hiện một trong ba cách sau:
Thanh trạng thái cho phép bạn đo khối lượng dữ liệu truyền qua mạng không dây nhưng nó không thể báo cáo với bạn có bao nhiêu dữ liệu bị thất lạc trong quá trình vận chuyển và bị buộc phải gửi lại. Khi những gói dữ liệu nhỏ thường xuyên bị mất (ví dụ trong môi trường nhiễu) thì tốc độ mạng sẽ chậm, đôi khi hỏng hóc các file và độ trễ sẽ tăng lên cao. Thông thường tỉ lệ dữ liệu bị đi lạc trong một mạng nội bộ chỉ được phép nằm trong khoảng 1% đến 2% mà thôi. Để kiểm tra thông số này (Packet Loss), bạn làm như sau:
Từ màn hình Desktop của Windows, bạn mở Start → Run → nhập vào “cmd” (không có dấu ngoặc kép) rồi nhấp Enter. Cửa sổ dòng lệnh Command sẽ xuất hiện.
Bạn gõ vào “ping x.x.x.x -t” trong đó x.x.x.x là địa chỉ IP của Router, AccessPoint hoặc một thiết bị thành viên mạng mà bạn muốn kiểm tra (Ví dụ: ping 192.168.1.133 -t”). Nhấp Enter.
Sau thao tác này, máy tính sẽ gửi liên tục tín hiệu kiểm tra tới thiết bị mỗi giây. Khi có gói dữ liệu đi lạc, dòng thông báo “Request Time Out” sẽ hiện ra.
Khi cần dừng phép thử lại, bạn nhấp Ctrl+C và đóng cửa sổ Command.
Đây là một bước khá quan trọng để xác định hiệu quả mạng không dây vì mục đích cuối cùng của bạn vẫn là gửi nhận dữ liệu. Bạn có thể sử dụng nhiều công cụ để thực hiện công việc này ví dụ như module Network/LAN Bandwidth trong bộ tiện ích Sandra của Sisoftware.
Nhìn chung với sức phát triển mạnh mẽ như hiện nay của mạng không dây, việc một ngày nào đó mọi đoạn dây lằng nhằng biến mất khỏi văn phòng cũng như căn nhà của bạn không có gì đáng ngạc nhiên. Những nhược điểm cố hữu của Wifi như tốc độ chậm hay độ trễ cao đã và đang được giải quyết khá triệt để. Nhiều công nghệ mới ra đời điển hình như MIMO của Airgo Network đã nâng tốc độ kết nối vượt mức 200Mbps và trong tương lai sẽ còn cao hơn nữa. Giá thành của các thiết bị mạng không dây hiện nay đã giảm xuống mức chấp nhận được. Chỉ chưa tới 100 USD, bạn đã sở hữu một router Wifi loại tốt với đầy đủ các tính năng mới nhất cho công việc của mình. Hãy mạnh dạn đến với công nghệ mới và cảm nhận sự khác biệt.
Chúc các bạn thành công!
Thể dục thể thao luôn được khuyến khích vì những lợi ích chúng mang lại. Tuy nhiên, không phải ai…
Chắc chắn rằng có rất nhiều người thích sử dụng điện thoại di động của họ để nghe nhạc khi…
Bạn đã được trải nghiệm một thiết bị tai nghe truyền âm thanh qua xương bao giờ chưa? Trong bài…
Với những ưu điểm nổi bật như mang đến cảm giác thoải mái, chất lượng âm thanh chân thực, tích…
So với tai nghe thông thường thì tai nghe dẫn truyền âm qua xương có nguyên lý hoạt động rất…
Tai nghe truyền âm thanh qua xương là một công nghệ còn tương đối mới nhưng đã nhận được nhiều…