Nếu bạn muốn trang bị cho mình một chiếc máy tính bàn cho dân thiết kế chuyên nghiệp để làm đồ họa. Dưới đây là những thông tin rất hữu ích có thể hỗ trợ bạn đưa ra quyết định một cách hiệu quả. Bài viết này được đúc kết từ kinh nghiệm của mình. Nào cùng bắt đầu.
Tại sao bạn nên mua một chiếc PC trong khi bạn đã có laptop
Như các bạn đã biết, laptop rất cơ động, giúp bạn dễ dàng mang vác, di chuyển nhiều nơi vì chỉ nặng có 2kg. Laptop cũng được kết nối 4G ở mọi lúc mọi nơi và cấu hình của máy rất tốt để thực hiện các công việc đồ họa. Vậy nên, laptop có thể nói như một chiếc máy tính bàn cho dân thiết kế vạn năng, giúp bạn làm việc ở mọi lúc, mọi nơi với hiệu năng quả cao nhất.
Laptop hiện nay phục vụ được rất nhiều nhu cầu từ làm việc văn phòng cho đến thiết kế webiste, chỉnh sửa ảnh. Nhưng nó sẽ không thể thay thế hoàn toàn một chiếc PC được.
Nếu bạn bỏ tiền ra từ 15 đến 20 triệu đồng thì bạn chỉ mua được một chiếc laptop tầm trung, cấu hình vừa phải, chạy rất tốt. Nhưng cùng với số tiền ấy, bạn có thể tự mua về build một chiếc máy tính bàn cho việc thiết kế với cấu hình cực mạnh core i7, RAM 16GB và card đồ họa siêu khỏe để chiếc mọi tác vụ từ chơi game cần cấu hình cao, làm việc văn phòng hay chỉnh sửa hình ảnh, edit video.
Một điều nữa là một con laptop mạnh thì hiệu năng làm việc cũng không thể bằng một con PC bằng giá. Laptop với ưu điểm vượt trội là màn hình LCD to hơn, RAM lớn hơn và khả năng xử lý mạnh thì lựa chọn việc làm đồ họa sẽ vẫn ưu tiên PC hơn.
Mà bạn biết đấy làm đồ họa thường sẽ ngồi một chỗ là chủ yếu, ngay cả trên công ty hay ở nhà cũng vậy. Laptop chỉ để đi gặp đối tác, chỉnh sửa và nhận thông tin là thôi. Còn làm việc trên PC mới là chính.
Cần lưu ý gì khi chọn mua laptop. Những kinh nghiệm của mình
Để lựa chọn cấu hình máy tính bàn sao cho phù hợp với nhu cầu sử dụng và mức giá phù hợp thì bạn cần chú ý các yếu tố sau:
Chip CPU
Đối với các công việc liên quan đến đồ họa thì hãy lựa chọn những chip từ Core i5 hay AMD Ryzen 5 trở lên. Theo mình thấy CPU là bộ xử lý chính của máy và để đầu tư lâu dài có thể bạn thực hiện nhiều công việc edit nặng sau này. Hãy chọn những con chip vượt trội hơn so với nhu cầu. Dưới đây là thông số của Core i5 và Core i7 của hãng Intel.
CPU Intel Core i7-7700 Socket 1151 (Kabylake)
- Tốc độ 3.6 GHz Turbo 4.2 GHz
- Nhân CPU: 4 Core
- Bộ nhớ đệm 8MB
- Xử lý đồ họa: HD 630 Series Graphics
- RAM hỗ trợ: DDR4 2133/2400/3000…
- Dây chuyền công nghệ: 14 nm
CPU Intel Core i5-6500 Socket 1151 (Kabylake)
- Tốc độ 3.2 GHz/ 3.6 GHz
- Nhân CPU: 4 Core
- Bộ nhớ đệm 6MB
- Xử lý đồ họa: Intel HD Graphics 530
- RAM hỗ trợ: DDR4-1866/2133, DDR3L-1333/1600 @ 1.35V
- Dây chuyền công nghệ: 14 nm
CPU Intel Core i5-4590
- Tốc độ 3.3 GHz/ 3.7 GHz
- Nhân CPU: 4 Core
- Bộ nhớ đệm 6MB
- Xử lý đồ họa: Intel HD Graphics 4600
- Dây chuyền công nghệ: 22 nm
Bo mạch chủ (Mainboard)
Nếu nói CPU là trái tim của máy tính bàn cho dân thiết kế thì bo mạch chủ là lá phổi đưa oxy đến từng bộ phận. Bo mạch chủ là bảng mạch điện chính của PC, là nơi kết nối các thiết bị với nhau.
Bo mạch chủ kết nối với các linh kiện điện tử khác như CPU, bo âm thanh, bo đồ họa, ổ cứng, RAM, nguồn máy tính. Như vậy bo mạch chủ là khu trung gian truyền dẫn dữ liệu giữa các thiết bị với nhau.
Hiện nay có một số hãng sản xuất Maindboard chất lượng như Gigabyte, MSI, Asus. Vì sản phẩm có độ bền cao và mức giá phù hợp với đại bộ phận tiêu dùng. Mình gợi ý các mẫu mainboard phù hợp với chip Intel ở trên:
Mainboard MSI B150A GAMING PRO SK-1151
- Loại CPU hỗ trợ: Intel Core i3/ Core i5/Core i7
- Chipset: Intel B150
- Số khe cắm RAM: 4 khe
- Bộ nhớ hỗ trợ: 64GB
- Loại Ram sử dụng: DDR4
- Kết nối: USB 3.0/2.0, COM, SATA III 6GB/s, LAN (RJ45)
Mainboard Asus PRIME B250M-A
- Loại CPU hỗ trợ: Intel Core i7/Core i5/Core i3/Pentium /Celeron
- Chipset: Intel B250
- Số khe cắm RAM: 4 khe
- Bộ nhớ hỗ trợ: 64GB
- Loại Ram sử dụng: DDR4 2400/2133 MHz
- Kết nối: USB 3.0/2.0, COM, SATA 6GB/s, LAN (RJ45), HDMI/DVI-D/RGB
Bộ nhớ trong RAM
Những thông số kỹ thuật của mainboard sẽ yêu cầu các linh kiện gắn vào cũng phải phù hợp. Và lựa chọn RAM cũng phải tương thích.
Các mainboard đã có hỗ trợ từ RAM thế hệ DDR2, DDR3 cho tới DDR4 giúp máy tính bàn cho dân thiết kế lưu trữ dữ liệu tới 2400 MHz cho khả năng xử ký đồ họa mượt mà. Hãy chọn từ DDR3 trở lên nhé.
Ổ cứng máy tính HDD
Đối với ổ cứng SSD bạn có thể lựa chọn một số sản phẩm như:
- SSD Kingspec P3-128 2.5 Sata III 128GB
- SSD Samsung 850 EVO 2.5-Inch
- SATA III 250GB (MZ-75E250B/AM),
- SSD 120GB Kingston
- Còn ổ cứng HDD thì bạn có thể tham khảo một số lựa chọn sau: SATA III Seagater, HDD 320GB SATA, 2TB Seagater…
Màn hình
Hãy chọn màn hình lớn, chất lượng hiển thị hình ảnh 4K trở lên. Dưới đây là một số gợi ý
- Màn hình DELL S2340L LED 23 inch (full viền), Full HD 1920×1080
- Màn hình Dell E2416H 24 inch Wide LED, Full HD 1920×1080
- Màn hình Samsung LS27E510CS Cruved LED 27 inch (màn cong)
- Màn hình LG 27MP65VA LED IPS 27 inch (full viền)
- Màn hình ASUS VS208DR LED 20 inch
- Màn Hình HP LV 2011 20 inch, HD 1600 x 900
Card màn hình
Vì nhu cầu chính là làm đồ họa, hãy tham khảo những mẫu sau đây: Gainward GeForce GT 730 2048MB 128bit, Asus HD6570-2GD3, Zotac GTX-750 (Nvidia GeForce GTX 750, 2GB DDR5, 128bit, PCI x16 3.0), Gigabyte GV-N730D5-2GI (rev. 2.0) (Nvidia GeForce GT 730, 2048MB GDDR5, 64 bit, PCI-E 2.0).
Như vậy là bạn có thể lựa chọn cho mình những sản phẩm phù hợp để build một chiếc máy tính bàn cho dân thiết kế rồi.
Và nếu bạn muốn tham khảo thêm về một chiếc laptop đã build sẵn. Bạn chỉ cần mua về xài thôi thì hãy tham khảo của hãng Acer trong link này.