Bạn đang tận hưởng buổi chạy bộ trên tuyến đường thường nhật, nghe một bản nhạc vui và cảm thấy vô cùng hạnh phúc. Nhưng rồi mọi thứ biến mất, để lại mình bạn khó chịu chỉ vì chiếc tai nghe đã rơi mất. Vậy làm sao để tai nghe không rơi khỏi tai khi chạy bộ? Cách đeo tai nghe khi chạy bộ như thế nào là đúng? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu phương pháp sử dụng tai nghe hiệu quả, tránh tình trạng rơi rớt. Hãy cùng nhau tìm hiểu ngay nhé!
Lý do tai nghe dễ rơi khi chạy bộ
Mồ hôi
[[alt=Mồ hôi là một nguyên nhân khiến tai nghe dễ rơi]]
Mồ hôi là một nguyên nhân khiến tai nghe dễ rơi
Mồ hôi là một phần của quá trình trao đổi chất của cơ thể. Khi chạy bộ trong thời gian dài, quá trình trao đổi chất nhanh, cơ thể dần nóng lên nên khiến mồ hôi tiết ra nhiều để giảm nhiệt độ bên trong cơ thể.
Mồ hôi tiết nhiều ở vành tai khiến tai nghe không bám được, dễ bị trượt ra trong quá trình sử dụng.
Một yếu tố khác là phần hơi muối trong mồ hôi có thể khiến phần mút bám của tai nghe bị hao mòn, lâu dần cũng làm tăng khả năng rơi mất.
Kích thước không vừa
Đối với tai nghe nhét tai, người ta thường không gặp tình trạng tai nghe quá nhỏ khi chạy bộ vì tai nghe nhỏ sẽ rơi ra cả trước khi bạn bắt đầu chạy.
Tai nghe quá lớn thường là nguyên nhân tai nghe rơi hơn vì bạn không thể nhét vào tai với độ sâu phù hợp, hoặc sẽ bị đẩy ra sau một thời gian ngắn sử dụng.
Đeo tai nghe lớn hơn kích thước tai cũng dễ gây đau tai, khó chịu và không mang được lâu.
[[alt=Chọn tai nghe vừa cỡ là cách đeo tai nghe khi chạy bộ tránh bị rơi tốt nhất]]
Chọn tai nghe vừa cỡ là cách đeo tai nghe khi chạy bộ tránh bị rơi tốt nhất
Các loại tai nghe khác sẽ có những vấn đề riêng nhưng nhìn chung là cũng đều gặp vấn đề nếu kích thước không vừa.
Bị vướng dây
Tai nghe có dây luôn đủ dài để cho mọi người, dù là cao thấp, dù để điện thoại trong túi hay mang trên tai thì cũng đều dùng được.
Nhưng dây dài cũng sẽ thường xuyên va chạm với cơ thể, đôi khi vô tình vướng vào tay hay nhành cây là sẽ bị bung ra ngoài.
Một vấn đề khác với tai nghe có dây là việc gập dây, đứt dây bên trong. Vấn đề này thường xuyên xảy ra do việc quấn dây không chuẩn, dây bị giòn do dùng lâu ngày dưới ánh nắng hay đơn giản là bị vật nặng cấn vào dây trong quá trình sử dụng.
Khi dây đã hư thì có thể nối lại để sử dụng tạm. Nhưng rồi bạn cũng phải sớm mua tai nghe mới thôi.
[[alt=Rối dây là “vấn nạn” lớn nhất của tai nghe có dây]]
Rối dây là “vấn nạn” lớn nhất của tai nghe có dây
Một số mẹo khắc phục
Lưu ý mức độ chống nước của tai nghe
Các tiêu chuẩn chống nước không yêu cầu độ bám của tai nghe cao. Dù vậy, khi nhà sản xuất đã quan tâm đến việc tai nghe tiếp xúc với chất lỏng, họ cũng sẽ khiến nó có thể giữ được trên tai rất nhiều.
Lưu ý là chống nước (waterproof) khác với kháng nước (water resistance). Do đó hãy cẩn thận khi xem quảng cáo và các bảng thông số kỹ thuật để đưa ra quyết định phù hợp.
[[alt=Shokz OpenRun Pro có tiêu chuẩn “kháng” nước đủ cho điều kiện tập trên cạn]]
Shokz OpenRun Pro có tiêu chuẩn “kháng” nước đủ cho điều kiện tập trên cạn
Chọn tai nghe không dây
Mặc dù tai nghe không dây có vẻ là lựa chọn làm tệ hơn việc rơi mất. Nhưng nếu bạn tìm hiểu kĩ, các loại tai nghe có thiết kế mới thường được thiết kế tốt hơn và có thành phần để cố định vào tai hiệu quả.
Bên cạnh đó, tai nghe không dây cũng sẽ giải quyết vấn đề dễ bị vướng của tai nghe có dây, từ đó nâng cao được trải nghiệm sử dụng.
Lựa chọn thiết kế tai nghe cho chạy bộ
Dù có sử dụng cách đeo tai nghe khi chạy bộ thế nào, nếu tai nghe không có thiết kế phù hợp, nó chắc chắn sẽ rơi ra hoặc gây khó chịu nhất định trong quá trình sử dụng.
Để giúp việc luyện tập trở nên hiệu quả, bạn hãy chọn những tai nghe có thiết kế xử lý các vấn đề khi chạy bộ như thiết kế vòng phía sau tai, chất liệu bám tốt với da, v.v.
Bên cạnh đó là những tối ưu về tính năng cho các vận động viên. Có thể kể đến những ví dụ như tiêu chuẩn chống nước, phím bấm vật lý, vòng đeo cố định ở cố hay trọng lượng nhẹ.
Shokz được phê duyệt sử dụng trong mọi cuộc thi chạy ở Anh
Không chỉ là dùng cho luyện tập, tai nghe còn có thể dùng trong thi đấu. Điển hình là các tai nghe truyền âm qua xương Shokz được chứng nhận để đưa sản phẩm vào sử dụng ở mọi đường chạy ở Anh Quốc, thậm chí những cuộc thi chuyên nghiệp vốn rất gắt gao vấn đề về các thiết bị đeo.
Âm nhạc là người bạn đồng hành tuyệt vời trên đường chạy, bất kể với vận động viên chuyên nghiệp hay người chỉ tập thể dục đơn giản. Vì vậy, hãy tìm hiểu thật kỹ cách sử dụng đúng các thiết bị nghe nhạc như tai nghe để góp phần giữ cảm xúc chạy bộ luôn thăng hoa. Chúc bạn có những buổi chạy bộ vui vẻ!
>>> Xem thêm: 5 lưu ý khi sử dụng tai nghe chạy bộ