So sánh tốc độ CPU như thế nào?

Để so sánh công bằng các CPU về tốc độ đồng hồ khác nhau, Intel đã phát minh ra dãy cụ thể điểm chuẩn gọi là chỉ số so sánh iCOMP (iCOMP: Intel Comparative Microprocessor Performance).

Chỉ số iCOMP này đã phát hành trong iCOMP nguyên thủy, iCOMP 2.0. và iCOMP 3. Chỉ số iCOMP 2.0 được xuất phát sinh từ vài điểm chuẩn độc lập như dấu hiệu của tốc độ bộ xử lý tương đối.

Intel và AMD đánh giá những bộ xử lý mới nhất của họ dùng bộ đánh giá BAPCo SYSmark thương mại. SYSmark là điểm chuẩn dựa trên ứng dụng chạy những tập lệnh khác nhau của những ứng dụng phổ biến. Nhiều công ty dùng nó cho việc kiểm tra và so sánh các hệ thống và thành phần PC. Điểm chuẩn SYSmark là điểm chuẩn sát thực tế và hiện đại hơn điểm chuẩn iCOMP mà Intel sử dụng trước kia, và do bất kỳ ai cũng có thể dùng, các kết quả có thể được xác định một cách độc lập. Phần mềm điểm chuẩn SYSmark được BAPCo bán tại www.bapco.com hay mua từ FutureMark tại www.futuremark.com.

Các điểm chuẩn SYSmark

Về phương diện thương mại, đây là những điểm chuẩn dựa trên ứng dụng có sẵn phản ánh sự sử dụng thông thường của người giao dịch sử dụng sự sáng tạo nội dung Internet hiện đại và những ứng dụng văn phòng. Tuy vậy, cần chú ý các điểm liệt kê ở đây được tạo ra bởi những hệ thống đầy đủ và bị tác động bởi những cái như là phiên bản cụ thể của bộ xử lý, bo mạch chủ và chipset được dùng, số lượng và loại bộ nhớ được lắp đặt, tốc độ ổ cứng và những yếu tố khác. Để thấy đầy đủ những yếu tố khác tạo nên các điểm số, hãy xem các báo cáo đầy đủ trên trang web của BAPCo tại www.bapco.com.

điểm chuẩn sysmark

Bộ nhớ đệm

Khi tốc độ nhân bộ xử lý gia tăng, tốc độ bộ nhớ không thể tăng theo. Vậy làm cách nào vận hành bộ xử lý nhanh hơn bộ nhớ mà bạn có thể tăng thêm lại không có sự cam chịu tốc độ tệ hại? Câu trả lời chính là bộ nhớ đệm (cache memory). Trong thuật ngữ đơn giản nhất, bộ nhớ đệm là tầng đệm (buffer) nhớ tốc độ cao chứa tạm thời các dữ liệu mà bộ xử lý cần, cho phép bộ xử lý gọi ra các dữ liệu nhanh hơn ở bộ nhớ chính. Nhưng có một tính năng thêm vào của một bộ nhớ đệm (cache) hơn tầng đệm thông thường (buffer), đó là sự thông minh. Một bộ nhớ đệm (cache) là tầng đệm (buffer) với bộ não.

Tầng đệm (buffer) chứa dữ liệu ngẫu nhiên, thường là trên cơ sở bước đầu vào, bước đầu ra hay bước đầu vào, bước sau ra. Mặt khác, bộ nhớ đệm (cache) chứa dữ liệu cần thiết của bộ xử lý trước khi bộ xử lý thực sự cần, điều này giúp bộ xử lý làm việc liên tục tại tốc độ đủ hay gần với tốc độ đủ mà không phải chờ dữ liệu được gọi ra từ bộ nhớ chính chậm hơn. Bộ nhớ đệm thường được tạo bởi bộ nhớ RAM tĩnh (SRAM) tích hợp thẳng vào khuôn bộ xử lý, dẫu cho các hệ thống cũ hơn với bộ nhớ đệm cùng dùng những con chip được lắp đặt trên bo mạch chủ.

Đối với số rộng lớn của hệ thống máy để bàn, có hai mức độ của bộ xử lý/bộ nhớ đệm được dùng trong PC hiện đại: cấp l (Ll) và cấp 2 (L2). Một số bộ xử lý cũng có bộ nhớ đệm cấp 3 (L3); tuy nhiên, cũng hiếm thấy. Những bộ nhớ đệm này và cách chúng thực hiện chức năng được mô tả trong những phần sau. Hãy đón xem nhé.