Các cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển của bộ vi xử lý PC

Bài viết này sẽ dẫn bạn đi qua các dấu mốc quan trọng trong quá trình phát triển của bộ vi xử lý PC bắt đầu từ thời điểm trước năm 2000 nhé.

Năm 1999

AMD giới thiệu Athlon để cạnh tranh đối đầu với Intel trong thị trường máy tính để bàn cấp cao. Athlon rất thành công, dường như là lần đầu tiên Intel có đối thủ thực sự. Không giống như chip K6 (cả phần cứng và phần mềm tương thích với bộ xử lý Intel), Athlon chỉ có phần mềm tương thích và đòi hỏi một bo mạch chủ có chipset, socket bộ xử lý hỗ trợ Athlon.

Năm 2000

Đây được xem như mốc lịch sử quan trọng khi cả hai Intel và AMD vượt qua giới hạn 1GHz, một tốc độ mà nhiều người cho rằng không bao giờ đạt đến. Năm 2001 Intel ra mắt phiên bản Pentium 4 tốc độ 2GHz, bộ xử lý máy tính đầu tiên đạt tốc độ này. Ngày 15 tháng 10 năm 2001 đánh dấu lễ kỷ niệm lần thứ 30 của bộ vi xử lý và trong 30 năm này tốc độ tăng nhiều hơn 18,500 lần (từ 0.108MHz đến 2GHz). AMD cũng giới thiệu Athlon XP, dựa trên lõi Palomino mới hơn, cũng như Athlon MP, được thiết kế cho hệ thống máy chủ đa bộ xử lý.

Năm 2002

Intel công bố phiên bản Pentium 4 đạt tốc độ 3.06GHz, bộ xử lý PC đầu tiên vượt ngưỡng 3GHz và đầu tiên tính năng công nghệ siêu phân luồng (HT- Hyper Threading) của Intel đã đưa bộ xử lý thành cấu hình bộ vi xử lý đôi ảo. Khi chạy hai ứng dụng phân luồng cùng một lúc, bộ vi xử lý siêu phân luồng đạt tốc độ 25% – 40% nhanh hơn bộ vi xử lý thường. Điều này khuyến khích các nhà lập trình viết những ứng dụng đa luồng, chuẩn bị cho thời điểm các bộ xử lý đa nhân được phát hành trong vài năm sau.

Năm 2003

AMD phát hành bộ xử lý 64-bit (K8): Athlon 64 (mã trước kia là ClawHammer, hay K8). Nó là những phần mở rộng 64 bit AMD-defined X86-64 đối với kiến trúc IA-32, tiêu biểu là Athlon, Pentium 4 và những bộ xử lý cũ hơn khác. Năm đó Intel cùng phát hành Pentium 4 Extreme Edition, bộ xử lý đầu tiên kết hợp bộ nhớ đệm L3. Năm 2004, Intel theo sau AMD bằng cách thêm các phần mở rộng AMD-defined X86-64 vào Pentium 4.

các cột mốc quan trọng của sự phát triển vi xử lý

Năm 2005

Cả Intel lẫn AMD đều cho ra bộ xử lý hai nhân (dual-core processor), cơ bản là tích hợp hai bộ xử lý trên cùng một chip. Mặc dù bo hỗ trợ hai hay nhiều bộ xử lý đã từng được sử dụng trên máy chủ mạng nhiều năm về trước, song tiến bộ này đã mang khả năng hai CPU trong một gói thành tiêu chuẩn của máy tính. Hơn là thử gia tăng xung như đã từng làm trong quá khứ, thêm nguồn xử lý bằng cách tích hợp hai hay nhiều bộ xử lý vào một con chip sẽ cho ra các con chip tương lai xử lý nhiều việc hơn, lại ít bị tình trạng thắt cổ chai (bottleneck) và giảm được năng lượng tiêu thụ cũng như nhiệt độ.

Năm 2006

Intel phát hành dòng bộ xử lý mới gọi là Core 2, trên nền kiến trúc từ các bộ xử lý mobile Pentium M/Core duo. Core 2 đầu tiên xuất hiện trong phiên bản dual-core, tiếp theo là phiên bản quad-core (kết hợp hai khuôn dual-core trong một gói). Năm 2007 AMD phát hành Phenom bộ xử lý quad-core PC đầu tiên với bốn nhân trên cùng một khuôn. Năm 2008 Intel cho ra bộ xử lý Core i Series (Nehalem), là chip quad-core một khuôn với công nghệ siêu phân luồng (Hyper-Threading) bao gồm bộ nhớ tích hợp và các bộ điều khiển video tùy chọn.